Người mắc bệnh Gout. NÊN và KHÔNG NÊN ăn, uống nước gì?

Thảo luận trong 'Điện Gia Dụng' bắt đầu bởi seoviet186, 28/9/21.

  1. seoviet186

    seoviet186 Expired VIP

    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có tiến triển dai dẳng và hiện vẫn chưa thể điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, việc dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ kết hợp với việc duy trì chế độ ăn uống phù hợp với các thức ăn, thức uống lành mạnh có thể hỗ trợ rất tốt cho quá trình kiểm soát bệnh và ngăn ngừa cơn Gout cấp tái phát.

    Vậy người mắc bệnh GUOT nên ăn gì, uống nước gì? Không nên ăn gì? Không nên uống nước gì? Kangaroo 83 Láng Hạ sẽ chia sẻ cho bạn đọc chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người mắc bệnh Gout.

    Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh Gout. NÊN và KHÔNG NÊN ăn, uống nước gì?
    [​IMG]
    Bệnh gout là gì?
    Bệnh gout (gút) hay còn gọi thống phong, là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận, khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Axit uric thường vô hại và được hình thành trong cơ thể, sau đó sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Với người bị bệnh gout, lượng axit uric trong máu được tích tụ qua thời gian. Khi nồng độ này quá cao, những tinh thể nhỏ của axit uric được hình thành. Những tinh thể này tập trung lại ở khớp và gây viêm, sưng và đau đớn cho bệnh nhân.

    Bệnh gout đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, người bệnh thường xuyên bị đau đớn đột ngột giữa đêm và sưng đỏ các khớp khi đợt viêm cấp bùng phát, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác ở chân (như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân) và ít gặp hơn ở khớp tay (bàn tay, cổ tay, khuỷu tay), cả cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng.

    Bệnh gout có nguy hiểm không?
    Tuy bệnh gout có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ nhưng gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

    Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

    • Giai đoạn 1: Mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gout. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi bị bệnh sỏi thận.
    • Giai đoạn 2: Nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân (nốt tophi). Nốt tophi thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Nốt tophi thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót.
      Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.
    • Giai đoạn 3: các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp.
    Hầu hết người bị bệnh gout chỉ ở giai đoạn 1 hoặc 2, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn 3 do các triệu chứng bệnh gout đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2.

    CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH GOUT (GÚT)
    1 – Những người mắc bệnh Gout NÊN ăn gì?
    Đây là câu hỏi mà nhiều người bệnh rất quan tâm. Đa số người bệnh hoang mang vì phần lớn những thực phẩm họ dùng đều có nhiều purine hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp, vì vậy bạn có thể dùng thoải mái, chẳng hạn như:

    Các loại ngũ cốc và tinh bột như: Bánh mì, Khoai tây, Yến mạch, Gạo lứt, Sữa ít chất béo, Trứng, …..

    Người bị gout nên lựa chọn các loại thịt có màu trắng như: Thịt nạc heo, Ức gà, Cá sông, ….

    [​IMG]

    2 – Người bị gút KIÊNG ĂN gì để ngăn bệnh tiến triển nặng?
    Thịt đỏ – “kẻ thù” lớn nhất của người bị gout: Thịt đỏ chứa hàm lượng đạm và chất purin cao (thường > 150 mg/100g). Chúng làm gia tăng chuyển hoá a-xit lên cao gây ra những cơn đau gout đột ngột. Các loại thịt đỏ như: Thịt bò nạc, Thịt trâu, Thịt chó, Thịt dê, Thịt ngựa, ….

    Không nên dùng các loại nước dùng, Nước hầm, Nước rau củ, ….. để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước.

    Tương tự như thịt đỏ, hải sản cũng là loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin. Do đó, người bệnh cần phải tránh xa: Cá biển, Tôm, Cua, Sò, …..

    Nội tạng động vật như: Gan, Lá lách, Thận, Tim, Lòng, ….. là nguyên nhân khiến những cơn gout cấp “ghé thăm” thường xuyên.

    Giảm các thực phẩm giàu chất béo như: Mỡ, Da động vật, Thức ăn chiên, quay, Mì tôm, Thức ăn nhanh, ….

    3 – Những người mắc bệnh Gout NÊN uống gì?
    Nên uống đủ nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày) giúp giảm nguy cơ bị gout do nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu. Nếu bạn tập thể dục nhiều thì cần phải bổ sung nhiều nước.

    Đặc biệt nên uống nước khoáng kiềm

    Các loại nước ép hoa quả như: Nước ép dứa, Nước ép quả anh đào, Nước lá vối, Sữa, Nước chanh mật ong, Nước ép táo, Nước uống từ baking soda, Nước gừng, Nước đậu xanh, Nước ép dưa chuột.

    4 – Những người mắc bệnh Gout KHÔNG NÊN uống gì?
    Không uống bất kỳ một dạng chất cồn, đồ uống có gas, chất kích thích như: Rượu, Bia, Cà phê, Nước uống có ga, Các thức uống từ socola và ca cao, Trà đặc, …. Vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

    Nước ép trái cây có hàm lượng đường cao như: Nước nho, , Nước ép dưa hấu, Nước ép lê, Nước ép vải thiều, Nước ép nhãn, Nước ép cam, Nước ép lựu, ….. Vì Lượng đường fructose quá cao trong các loại nước ép trái cây này có thể thúc đẩy phản ứng viêm và khiến triệu chứng bệnh gout tồi tệ hơn.

    Giảm các đồ uống có vị chua như: Nước Chanh. Vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận (do acid lactic trong các đồ uống đó chiếm hết đường đào thải acid uric), tăng nguy cơ sỏi thận.

    5 – Những người mắc bệnh Gout NÊN ăn trái cây gì?
    Hầu hết các loại trái cây đều tốt cho người bị gout như: Dưa hấu, Lê, Táo, Xoài, Bưởi, Củ sắn, Dưa leo, ….. Đây là nguồn cung cấp hàm lượng chất xơ, vitamin dồi dào cho cơ thể. Giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.

    Ngoài ra, một số loại trái cây còn được chứng minh có tác dụng kháng viêm và giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện của các cơn gout cấp bùng phát như: Cherry, Phúc bồn tử, Dâu tây, Việt quất, ……..

    Bổ sung vitamin C giúp hỗ trợ đào thải a-xit uric ra khỏi cơ thể, từ đó hỗ trợ điều trị gout nhanh chóng. Các nguồn thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: Cam, Nho, Dứa, Cà chua, Bơ, …..

    6 – Những người mắc bệnh Gout KHÔNG NÊN ăn trái cây gì?
    Không lựa chọn và sử dụng những loại hoa quả chứa nhiều oxalat. Vì chất này có thể kết hợp với axit uric dẫn đến sỏi thận, tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh gout.

    Hoa quả chứa oxalat cao (26 – 99mg): Quả sung, Mơ khô

    Hoa quả chứa oxalat vừa phải (10 – 25mg): Mâm xôi, Mận, Xoài

    [​IMG]
    7 – Những người mắc bệnh Gout NÊN ăn rau củ gì?
    Cải xanh, Rau cần, Bắp cải, Dưa chuột, Bí đỏ, Củ cải, Các loại cà, Rau tía tô, Khoai tây, Xúp lơ xanh, Bí xanh, Lá lốt, ….

    8 – Những người mắc bệnh Gout KHÔNG NÊN ăn rau củ gì?
    Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: Măng tre, Măng trúc, Măng tây, Các loại nấm, Giá, Các loại rau mầm, Bạc hà (dọc mùng), ….. Vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

    Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như đậu hạt nói chung, nhất là các loại đậu ăn cả hạt như: Đạu Hà Lan, Đậu trắng, Đậu xanh, Đậu đỏ, ……

    Rau dền

    Rau bina (cải bó xôi)

    Nước ion kiềm hỗ trợ giảm biến chứng bệnh Gout:
    Nước điện giải ion kiềm có thể giúp giảm độ axit trong máu, nước tiểu; giúp tăng thải axit uric qua thận; góp phần hỗ trợ giảm biến chứng bệnh gout.

    Trong số các cơ chế giảm bệnh gout, có một điểm cần lưu ý nếu môi trường càng axit, nước tiểu càng axit thì lượng tinh thể đóng cặn càng nhiều hơn, nên người gout cần gia tăng độ kiềm trong nước tiểu.

    Vậy nên sử dụng thêm nước kiềm là để giảm biến chứng. Tuy nhiên, nước kiềm không trị được bệnh gout theo cơ chế ngăn cản tế bào sản sinh axit uric; cũng không thể nói: cứ ăn nhiều thịt, uống rượu rồi dùng nước điện giải ion kiềm để trung hòa, đây là quan điểm sai. “Vai trò của nước điện giải ion kiềm là làm giảm độ axit trong máu và nước tiểu; tăng thải axit uric trong máu và nước tiểu ra ngoài; kéo nồng độ axit uric trong máu về mức bình thường”.

    Vì vậy người bệnh gout có thể sử dụng nước điện giải ion kiềm nhưng cần sử dụng đúng mức, phù hợp với cơ thể. Không nên mang tâm lý uống nhiều nước kiềm thì sẽ thải được nhiều axit uric vì đi kèm với nó là những chất dinh dưỡng khác cũng bị thải ra như canxi, kali, natri… khiến cơ thể mất dự trữ.

    Uống thế nào là cân đối? Trung bình một ngày, một người cần uống lượng nước bằng với cân nặng (kg) nhân 40. Trong đó, 60% là nước lọc, 20% là sữa, 20% là nước khác. Với người bình thường, 20% này có thể là trà, nước ngọt, nước cam… còn người bệnh gout thì 20% này tốt nhất nên sử dụng nước kiềm vì nếu chọn trà sữa, nước chanh… cũng khiến nguy cơ axit trong máu tăng lên.

    Máy lọc Nước Hydrogen ion kiềm mua ở đâu?
    Các thiết bị lọc, điện phân nước tại Việt Nam đa phần nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,… với giá có thể từ 50 triệu đồng đến trên 100 triệu đồng. Giá thành cao là lý do khiến thiết bị này chưa thực sự phổ biến trong các hộ gia đình, nguồn nước ion kiềm tốt cho sức khỏe chưa đến được với số đông người dùng.

    So với sản phẩm nhập khẩu có giá từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng, máy lọc nước Hydrogen ion kiềm của Kangaroo có giá từ 9 triệu đồng đến 13 triệu đồng, được hãng này kỳ vọng sẽ thay thế cho máy lọc RO thông thường. Bộ ba sản phẩm mới đây của hãng này ra mắt đầu tháng 4, bổ sung thêm máy có chức năng làm nóng, lạnh, điều khiển điện tử, kiểu dáng đa dạng… hứa hẹn sẽ giải quyết các vấn đề của dòng máy trước đây.

    Tìm các sản phẩm máy lọc nước Kangaroo Hydrogen công nghệ điện phân tại maylocnuockangaroo.vn/

    [​IMG]


     

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn của chúng tôi. Chúc các bạn có những giây phút thật zui zẻ!