4 nguyên nhân chủ yếu khiến công ty bị “chảy máu chất xám”

Thảo luận trong 'Tuyển Dụng Việc Làm' bắt đầu bởi dtphong_1989, 28/6/17.

  1. dtphong_1989

    dtphong_1989 Expired VIP

    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bạn là nhà lãnh đạo, ngoài việc bạn phải có tầm nhìn, cách sắp xếp và phân bổ công việc, bạn cần phải biết dữ chân nhân tài. Hiện tượng "chảy máu chất xám" đang là vấn nạn chung của các doanh nghiệp, khiến các nhà lãnh đạo luôn đau đầu. Vậy để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra các nhà lãnh đạo cần lưu ý 4 nguyên nhân chủ yếu khiến công ty bị “chảy máu chất xám” dưới đây:

    1. Nhân viên không nắm rõ công việc

    Rất khó để lãnh đạo những nhân viên không biết được trách nhiệm của mình là gì? Mục tiêu sắp tới của công ty là gì?.... Mọi người thường cho rằng lỗi là do nhân viên không tự tìm hiểu vì những thông tin như vậy đều có sẵn trên website hoặc được hướng dẫn từ những buổi đầu mới đi làm. Nhưng thực tế, còn các yếu tố khác tác động như cách nhà quản lý truyền đạt thông tin, và quản lý nhân viên của mình.

    2. Không có động lực làm việc

    Hầu hết mọi người chỉ biết nhận việc từ trên xuống và giải quyết một cách rập khuôn. Mà không quan tâm đến kết quả có ảnh hưởng đến những người khác trong team không. Đó là lý do tại sao cùng một xuất phát điểm, cùng một môi trường làm việc, nhưng có người làm việc cực kì năng suất, có người luôn trong tâm trạng uể oải chỉ mong hết ngày thật nhanh, không quan tâm sếp nói gì. Bởi vì họ không biết được tầm quan trọng của bản thân, cũng như kết quả công việc của bản thân sẽ ảnh hưởng như thế nào tới những người khác. Cách tốt nhất là hãy cho họ thấy được mình là một trong những mắt xích quan trọng trong bộ máy làm việc của team/ công ty. Từ đó họ mới có động lực phấn đấu để gặt hái thành công.

    3. Môi trường làm việc nhàm chán

    Câu của miệng của hầu hết các ứng viên: “ Em muốn được làm việc trong mọt môi trường chuyên nghiệp”.Các bạn đã tự vẽ bức tranh màu hồng cho chính bản thân khi chưa biết được môi trường làm việc thực sự mà bạn sẽ làm là như thế nào, và môi trường chuyên nghiệp là như thế nào. Vì vậy, khi các bạn bước vào một môi trường làm việc trái ngược hoàn toàn với những điều bạn nghĩ. Việc các bạn cảm thấy không khí gò bó, nhàm chán là chuyện bình thường… Lâu dần sẽ cảm thấy chán nản khi tới công ty, làm việc không hiệu quả, tệ hơn sẽ là sự bị động, không hợp tác trong công việc và cuối cùng là xin nghỉ việc.

    4. Không được ghi nhận sự cố gắng

    Khi nhân viên của bạn nỗ lực cho công việc, nhưng bạn lại không ghi nhận bất kỳ điều gì cho sự cố gắng đó. Đối với một số nhà quản lý, những kết quả này không đáng để biểu dương hay ghi nhận. Vì họ cho rằng đó là những công việc cơ bản mà ai cũng làm được. Có khi họ tự mặc định là nhân viên đó sẽ có cách giải quyết ổn thõa. Nhưng họ quên mất rằng, các nhân viên cũng đã nỗ lực từng ngày, bỏ nhiều công sức và thời gian để hoàn thiện công việc mà các sếp giao phó. Điều này sẽ làm cho các nhân viên cảm thấy chính bản thân mình không giúp ích được cho công ty hoặc sếp không ưa mình. Vì vậy họ không muốn cống hiến thêm bất kỳ điều gì cho công ty
     

Chia sẻ trang này

Chào mừng các bạn đến với diễn đàn của chúng tôi. Chúc các bạn có những giây phút thật zui zẻ!